Xây dựng nhân vật: Có thể chia ra hai nhóm nhân vật trẻ em và người lớn trong Thần đồng đất Việt. Nhóm
nhân vật trẻ em được gắn liền với tên 12 con giáp, trừ trường hợp của
Cả Mẹo vì bố cậu là Bá hộ Mão. Nhóm nhân vật người lớn thường được đặt
tên dựa trên tính cách nhân vật hoặc địa vị trong xã hội như cô Hai Hậu,
thầy Đồ Kiết, bà Tám Tiền. Qua hệ thống tên nhân vật, độc giả hoàn toàn
có thể mường tượng được tầng lớp từ nông dân, tri thức tới quan lại
thời phong kiến Việt Nam. Bên cạnh đó, các bạn nhỏ trong truyện còn được
gắn với "nickname" nhưn Tí sún, Sửu ẹo, Dần béo, Dậu rách, Ngọ bà chằn,
Mùi mập... Dù chỉ là thêm vào những biệt danh nhưng hệ thống nhân vật
lại trở nên trẻ trung, sống động và gần gũi với người đọc nhỏ tuổi. |
Nhân vật chính trong truyện là Tí. Cậu có ba chỏm tóc,
hình ảnh điển hình của trẻ em Việt Nam ngày xưa. Trên áo của Tí có hình
bản đồ Việt Nam, được khéo léo lồng ghép với những hoạ tiết trang phục
thời xưa. Nhân vật Tí là hiện thân của những sự kiện có thật trong lịch
sử và những tình tiết siêu thực từng được truyền miệng trong dân gian.
Điển hình, Thần đồng đất Việt giải thích cội nguồn của Tí là vị
tiên tài giỏi ở trên trời. Ông được phái xuống trần gian để cứu giúp
nhân dân. Sau đó, cô Hai Hậu ngồi nghỉ ở hòn đá, nơi vị tiên đáp đất, và
hạ sinh ra Tí. Chính một phần bởi nét siêu thực, các tập của Thần đồng đất Việt thường khép lại theo hướng có hậu, khẳng định lẽ sống ở hiền gặp lành, đem lại tâm lý thoải mái, thoả mãn cho người đọc. |
Cuộc sống làng xã: Về trực quan, văn
hóa làng xã được thể hiện ở các hình ảnh như không gian có lũy tre làng,
cây đa, cổng làng. Về nội dung, truyện lần lượt đề cập đến những giá
trị văn hóa như các giai thoại, các trò chơi dân gian, âm nhạc dân tộc,
ẩm thực dân tộc, các sự kiện lịch sử. Không gian làng xã được thể hiện
chủ yếu qua hình ảnh làng Phan Thị và làng Đỗ thị. Phan Thị là tên gọi
của làng lấy từ tên của công ty phát triển Thần đồng đất Việt - Phan Thị. Bối
cảnh này xất hiện ngay trong tập đầu tiên của bộ truyện và xuất hiện
trong phần lớn các tập truyện. Làng Đỗ Thị là ngôi làng nằm cạnh làng
Phan Thị. Người dân nơi đây thường gây hấn với làng Phan Thị, xuất hiện
đầu tiên ở tập Ngôi làng xấu tính (tập 42). Những chi tiết đời
thường nhất như nhóm bạn Tí, Sửu, Dần, Mẹo chơi đùa, các trò chơi được
lựa chọn cũng mang tính dân gian như đánh khăng, đá bưởi, thả diều. |
Triều đình thời xưa: Không gian triều
đình được khắc họa qua hình ảnh kinh thành Thăng Long, kinh thành Bắc
quốc, kinh thành Chăm-pa. Trong đó, kinh thành Thăng Long là chủ yếu.
Hình ảnh này xuất hiện lần đầu tiên trong tập truyện 25. Sau này, khi
trạng Tí làm quan, bối cảnh Thăng Long được khắc họa nhiều hơn. Bên cạnh
đó, bối cảnh Bắc Quốc (triều Minh) cũng được khai thác khi trạng Tí và
các bạn nhiều lần được phái làm sứ giả và quay trở lại một vài lần.
Không gian triều đình trong Thần đồng đất Việt cho phép người đọc mường tượng về kiến trúc của những cung điện, đền đài, lễ nghi tại các buổi triều kiến, tiếp sứ. |
Ngôn ngữ kết hợp giữa truyền thống và hiện đại: Vì là truyện tranh, Thần đồng đất Việt chủ yếu là những cuộc đối thoại. Do đó, ngôn ngữ truyện đời thường, gần gũi và dễ hiểu. Tuy nhiên cũng phải lưu ý tới bộ phận từ Hán Việt (bình thân, bái kiến, dịch quán, thi thư, long đình) được sử dụng đan xen trong truyện, góp phần mở rộng vốn từ và hiểu biết về nguồn gốc ngôn ngữ cho độc giả. Chưa hết, những tình huống đối thơ giữa hai nhân vật đều sử dụng những tác phẩm nổi tiếng của những bậc tài hoa trong lịch sử như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Trãi... |
Tái hiện sự kiện lịch sử bằng lăng kính dí dỏm: Có thể coi, đây là điểm sáng lớn nhất của Thần đồng đất Việt. Một tập truyện vừa phản ánh sự kiện lịch sử vừa khắc họa chân dung danh nhân. Lấy ví dụ tập 70, Trận chiến phản công, truyện vừa kể về cuộc phản công của vua tôi Đại Việt trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần 3, vừa khắc họa hình ảnh của tướng Trần Khánh Dư, Hà Khuất, Hà Bổng, Hà Đặc, Hà Chương. Qua lăng kính ngây thơ nhưng đầy khí phách của trạng Tí và những người bạn, các câu chuyện lịch sử trở nên mềm mại, gần gũi và được độc giả ghi nhớ lúc nào không hay. |
Món ăn dân gian: Trạng Tí yêu mẹ và yêu hết những đồ ăn mẹ nấu cho cậu dù đó chỉ là những món bình dân. Từ tình tiết gần gũi, giàu cảm xúc đó, người đọc được biết rằng những món ăn như chè lam, bánh trôi hấp, rau muống chấm nước mắm thật "Việt Nam". Lúa nước là một trong những văn hoá đặc trưng của Việt Nam, dân ta vốn có tập tục nấu gói những thứ bánh làm từ gạo nếp để dâng cúng tổ tiên ông bà, để tạ ơn Trời đất, Thần nông đã ban cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi. Trên tinh thần đó, Thần đồng đất Việt khéo léo lồng ghép những loại bánh như bánh trôi hấp, oản, chè lam vào trong những câu chuyện. Không ít độc giả cố gắng tìm kiếm các loại bánh này ngoài đời để xem thực hư sự hấp dẫn của nó. |
All comments [ 0 ]
Your comments